Những chiếc két sắt vô chủ sau thảm họa sóng thần tại nhật bản
Những chiếc két sắt vô chủ sau thảm họa sóng thần tại nhật bản
Không có chiếc ôtô nào đậu trong bãi xe của sở cảnh sát Ofunato thuộc tỉnh Iwate. Thay vào đó là hàng trăm chiếc két sắt, vốn bị cơn sóng thần quét khỏi các ngôi nhà và văn phòng sau thảm họa khủng khiếp hôm 11/3. Những chiếc két sắt ấy chính là chiếc phao cứu sinh cho các nạn nhân của thảm họa nói trên.
Tuy nhiên, việc xác định chủ nhân của những chiếc két sắt lại là một vấn đề lớn, ở một đất nước mà người dân, nhất là người lớn tuổi, có thói quen giữ tiền ở trong nhà thay vì lập tài khoản ở ngân hàng. Ước tính, nguồn tiền lưu trữ trong dân không được lưu thông này lên tới 350 tỉ yen.
Theo tiếng Nhật, nguồn tiền này có tên là “tansu yokin”, hay nói một cách dân dã thì nó được gọi là “tiền tiết kiệm cất tủ”. Và trong trận động đất-sóng thần kinh hoàng vừa qua thì rất nhiều “khoản tiết kiệm cất tủ” đó đã bị vùi lấp dưới những căn nhà đổ sụp, trước khi được các nhân viên cứu hộ đưa về tập trung tại các cơ quan cảnh sát.
Một tháng sau ngày 11/3, cảnh sát Ofunato cũng như ở các thành phố lân cận, vốn đã có quá nhiều việc phải làm sau thảm họa, thì giờ phải vất vả để quản lý số tài sản thất lạc này.
“Đầu tiên chúng tôi phải tập kết những chiếc két sắt vào một nơi, nhưng vấn đề là nó có quá nhiều nên chúng tôi không còn biết chứa ở chỗ nào cho vừa,” Noriyoshi Goto, người phụ trách các vụ việc liên quan đến tài chính của Sở cảnh sát Ofunato nói với phóng viên AP.
Nhưng như thế không đau đầu bằng việc xác định chủ nhân của những chiếc két sắt. Đó là điều gần như không thể, bởi hầu hết chúng đều không có tên của chủ nhân hay đặc điểm nhận dạng riêng.
Ông Yasuo Kimura, 67 tuổi, có thể được coi là người may mắn. Khi cơn sóng thần đổ vào Onagawa, nằm cách Ofunato 50km, ông cùng với người cha 90 tuổi của mình đã chạy thoát chỉ với độc một bộ quần áo trên người. Song điều quan trọng là hai cha con vẫn còn có tiền gửi trong nhà băng, bởi ông Kimura từng làm việc trong ngành ngân hàng.
Tại Ofunato, gần 30% dân số ở đây là trên 65 tuổi, và họ có thói quen là giữ tiền ở nhà. Ở Miyagi, tình hình cũng tương tự. Ông Koetsu Saiki, một quan chức cảnh sát ở Miyagi giải thích: “Khi người dân cần tiêu pha gì thì họ chỉ thích lấy tiền từ nhà mang đi thay vì tới ngân hàng rút. Không phải họ không tin tưởng ngân hàng mà vì họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng máy ATM, đặc biệt là người già.
Một báo cáo của ngân hàng trung ương Nhật năm 2008 ước tính hơn một phần ba số tờ bạc mệnh giá 10.000 yen (tương đương 118 USD) đã không được lưu thông thường xuyên. Tính theo tỷ giá hiện nay thì có khoảng 30 ngàn tỷ yen (354 tỷ USD) đã bị “chôn vùi”.
Theo ước tính của chính phủ Nhật, thảm họa động đất-sóng thần khiến nước này thiệt hại khoảng 309 tỷ USD, trở thành thảm họa thiên nhiên gây tổn thất lớn nhất từ trước tới nay. Thế nhưng, con số này thực tế vẫn chưa tính tới số tiền cất trong két sắt hàn quốc của người dân, mà giờ vẫn đang nằm ở các khu tập kết của sở cảnh sát sau thảm họa.
Với việc thảm họa đã cướp đi mạng sống của 25.000 người thì chắc chắn, rất nhiều chiếc két sắt sẽ trở thành vô chủ. Mà theo luật pháp Nhật thì nếu trong vòng ba tháng, tài sản thất lạc không có người nhận thì người tìm thấy sẽ được quyền sử dụng, trừ phi tài sản ấy chứa đựng thông tin cá nhân. Và trong trường hợp này thì tài sản ấy sẽ được sung công.
Theo người phát ngôn của bộ phận cứu trợ sau thảm họa ở Kesennuma, thành phố bị tàn phá nặng nề nhất ở Miyagi, những người sống sót hiện đang tìm kiếm tài sản cần phải chứng minh được quyền sở hữu, căn cứ vào những giấy tờ, văn bản cất trong két sắt.
Theo các quan chức ở Miyagi và Iwate thì mới chỉ có chừng 10-15% số tài sản thất lạc ở tỉnh này được hoàn trả cho chủ nhân của nó. Theo người phát ngôn của cảnh sát Iwate thì cơ quan này chuẩn bị tiến hành mở những két sắt chưa có người nhận để xác minh chủ nhân. Và hy vọng, điều đó có thể góp phần đẩy nhanh quá trình khắc phục hậu quả của trận động đất-sóng thần ghê gớm nhất trong lịch sử Nhật Bản.